1. Polymer cation là gì?
Polymer cation là một hóa chất chuyên dùng trong hệ thống xử lý nước có đặc điểm ngoại quan là tinh thể rắn, màu trắng giống như đường, tan tốt trong nước và khi tan sẽ tạo thành dung dịch có độ nhớt dính cao.
Trong nhiều ngành công nghiệp như xử lý nước thải, nước cấp, xử lý bùn, nước thải của các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, dệt nhộm, luyện kim… Polymer cation cũng là chất trợ lắng, chất keo tụ, tạo bông và tách riêng rắn – lỏng.
2. Tính chất hóa lý của Polymer cation
2.1. Tính chất vật lý
- Ngoại quan: Tinh thể màu trắng trong
- Tính tan: Tan trong nước, độ nhớt cao
- Hàm lượng ion dao động từ 20% – 30%
- Trọng lượng phân tử là 8 – 10 triệu
- Tỷ trọng là ≥ 0.63 g/cm3
- Thời gian hòa tan là ≤ 60 phút
- Độ pH dao động từ 3 – 10
- Chất không tan trong nước là ≤0.1%
- Độ nhớt là 0.1% dung dịch ở nhiệt độ 20 độ C
2.2. Tính chất hóa học
- Polymer Cation hoạt động mạnh trong môi trường acid cũng như bazơ
- Không làm thay đổi giá trị của pH
- Hiệu quả sử dụng trong việc loại bỏ được chất rắn, dễ hòa tan trong nước
- Khi cho Polymer Cation vào nước sẽ xảy ra quá trình keo tụ. Các hạt keo tụ bị hấp thụ bởi plymer và phá vỡ tạo ra các cục bông nhỏ, sau đó tạo thành một cụm to hơn và lắng được gọi là quá trình kết bông.
3. Các ứng dụng của Polymer cation
- Polymer cation không chỉ được ứng dụng trong các quy trình xử lý nước thải mà chúng còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây được xem là một loại hóa chất xử lý nước được đánh giá là hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay. Khi sử dụng trong quá trình xử lý nước thải, chúng sẽ giúp gắn kết các hạt keo lơ lửng có trong nước (giúp trợ lắng) vì bản thân chúng vốn dĩ đã mang điện tích dương nên chúng sẽ hút các hạt mang điện tích âm. Điện tích âm ở đây chính là điện tích của bông bùn và các hạt keo. Nhờ đó làm giảm độ đục của nước và tăng hiệu quả lắng của quá trình xử lý nước thải.
- Polymer Cation được sử dụng với mục đích lọc nước và làm giảm các chất rắn lơ lửng trong nước cũng như làm giảm các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước, đồng thời đẩy mạnh quá trình hòa tan bọt khí, giúp dòng chảy trong hơn và hiệu suất xử lý nước cũng cao hơn. Bên cạnh đó, C1492 còn giúp làm cô đặc bùn, làm khô bùn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép bùn.
- Polymer Cation cũng là một loại phụ gia và chất tạo kết dính trong sản xuất, chế biến thức ăn thủy – hải sản.
Polymer cation được dùng trong các quá trình tách lỏng – rắn như:
- Phân giải cơ học – xử lý bùn vô cơ giúp tăng hiệu suất, thu hồi chất rắn, làm tăng chất lượng
- Khả năng lắng; cải thiện việc tạo bông từ đó tăng tốc đọ lắng
- Đông tụ: trợ lắng cho các phân tử vô cơ đồng thời đông tụ phần tử hữu cơ
- Lọc nước: bằng việc giảm chất rắn lơ lửng trong nước để cải thiện chất lượng nước
- Hòa tan bọt khí: mang đến dòng chảy trong hơn, cho hiệu suất lớn
- Lọc: cải thiện được chất lượng nước lọc cũng như công suất nhà máy
- Loại bỏ đi phosphate có trong nguồn nước thải
4. Ưu nhược điểm của hóa chất xử lý nước Polymer cation
4. 1. Ưu điểm
Polymer cation là hóa chất keo tụ và trợ lắng được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là quá trình ép bùn và xử lý bùn sau cùng với các ưu điểm sau đây:
- Có khoảng hoạt động rộng trong môi trường nước thải có độ pH dao động từ 3-9
- Sau khi xử lí nước bằng Polymer cation, nước không bị thay đổi nồng độ pH.
- Polymer Cation giúp loại bỏ các gốc muối vô cơ có trong nước.
- Là loại hóa chất xử lý nước mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ các chất rắn và cặn vô cơ có trong nước.
- Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ Polymer Cation cũng đủ đảm bảo hiệu quả xử lý nước.
- Polymer Cation được đóng bao kín nên việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn nhiều.
4.2. Nhược điểm
Polymer cation có hiệu năng xử lý nước thải khá cao nên trong quá trình sử dụng, chỉ cần một lượng nhỏ hóa chất cũng đủ để lắng trong nước và nếu dùng quá nhiều sẽ sẽ tạo nhớt, gây khó khăn cho việc keo tụ.
5. Lưu ý sử dụng và bảo quản Polymer cation C-1492
5.1. Lưu ý sử dụng
- Khi để trong không khí, C1492 dễ bị chảy nước và có tính ăn mòn nhẹ nên trong quá trình lưu trữ và bảo quản hóa chất cần phải cất giữ trong các loại vật liệu như thép không gỉ, sợi thuỷ tinh hoặc nhựa epoxy.
- Khi dính nước, Polymer cation sẽ tạo thành hỗn hợp dính và có độ nhớt cao, đặc biệt là rất trơn và điều này sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển và sử dụng. Chính vì vậy mà người dùng cần hết sức lưu ý để tránh bị trơn trượt, té ngã.
5.2. Lưu ý bảo quản
Các loại vật liệu được dùng để cất trữ các sản phẩm này : thép không rỉ, sợi thuỷ tinh, nhựa, epoxy.
Các loại vật liệu không được dùng để cất giữ các sản phẩm này: Sắt, đồng, nhôm.
- Bảo quản xút vẩy ở nơi khô ráo, tránh xa môi trường ô nhiễm, ẩm ướt và nhiều acid.
- Tránh bị hư hỏng trong lúc vận chuyển.
Polymer Cation do Công Ty TNHH sản xuất Dịch vụ và Thương Mại Huy Hoàng tuyển lựa từ nhiều nhà sản xuất uy tín, với các tiêu chuẩn chất lượng gắt gao, xuất xứ Anh, được đóng bao với quy cách 25kg/bao, bao nhựa giúp bảo quản chất lượng sản phẩm ổn định trong quá trình vận chuyển, sử dụng. Bao nhỏ gọn, dễ dàng sắp xếp, di chuyển, dễ sử dụng.