Phương pháp xử lý nước hiệu quả bằng keo tụ

Trong công nghệ xử lý nước hiện nay, keo tụ là một công đoạn được sử dụng nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải hay nước cấp.

Phương pháp keo tụ được lựa chọn nhờ vào hiệu quả tách chất bẩn cao mà tiếp kiệm được chi phí.

Keo tụ có thể hiểu là phương pháp sử dụng các chất keo tụ cho vào nước ô nhiễm nhằm keo tụ, kết tủa các chất rắn lơ lững, các chất hữu cơ, kim loại nặng và các chất keo hòa tan trong nước tạo ra các bông cặn; các bông cặn này nhờ vào lực trọng trường sẽ lắng xuống và được tách ra khỏi dòng nước nhờ vào quá trình lọc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo ra nguồn nước chất lượng cao kể cả xử lý nước đục trong mùa lũ lụt thành nước sinh hoạt. Các loại chất keo tụ thường gặp như phèn sắt(Fe2(SO4)3.nH2O hoặc FeCl3.nH2O), phèn nhôm sunfat (Al2(SO4)3.18H2O), Poly Aluminium Cloride ([Al2(OH)nCl6.nxH2O]m) gọi tắt là PAC. Trong 3 loại chất keo tụ trên thì với các ưu điểm vượt trội như hiệu quả xử lý cao hơn 4-5 lần các chất keo tụ bình thường, không làm đục nước khi dùng thừa hoặc thiếu, ít làm biến động PH, khả năng loại bỏ các chất hữu cơ và kim loại nặng tốt hơn, …nên PAC đã được sản xuất với lượng lớn và sử dụng rộng rãi để thay thế cho phèn nhôm trong xử lý nước thải sinh hoạt và đặt biệt là xử lý nước thải.

PAC là loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử, thường có màu ánh vàng, tan hoàn toàn trong nước. PAC có 2 loại là dạng lỏng và dạng rắn, đối với dạng rắn thì trướt khi sử dụng phải được pha với nước thành dung dịch 10 hoặc 20%. Liều lượng PAC sử dụng chính xác được xác định bằng thực nghiệm trực tiếp đối với nước cần xử lý. Các khoảng sử dụng liều lượng PACnhư sau: sử dụng cho 1 m3 nước sông, ao hồ là 1-4g PAC đối với nước đục thấp( 50- 400mg/l), là 5-6g PAC đối với nước đục trung bình(500-700ml/l) và là 7-10g PAC đối với nước đục cao(800-1.200 mg/l), PAC dùng cho 1m3 nước thải là trong khoảng 15-30gram, tùy thuộc hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất của mỗi loại nước thải.

Các sản phẩm được thị trường trong nước ưu thích và hay sử dụng hiện nay có xuất xứ từ: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam.

Bình Luận