Khi nhắc đến muối, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến muối ăn trong bữa ăn hằng ngày. Công thức hóa học của gia vị này là NaCl (Natri Clorua).
Tuy nhiên, ở khía cạnh hóa học, muối còn có nhiều “biến thể” khác nhau. Muối thường được tạo thành từ một hoặc nhiều nguyên tử kim loại (Cu, Al, Mg,…) hay cation NH4+ liên kết với một hoặc nhiều gốc axit khác nhau (SO42-, Cl–, PO43-,…).
Thành phần hóa học của muối
Muối là danh từ chỉ chung cho những hợp chất hóa học gồm có 2 thành phần chính là nguyên tử kim loại hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với gốc axit. Vì thành phần khác nhau nên tên gọi của các loại muối cũng có sự khác biệt. Các em học sinh cần phân biệt được thành phần và xác định đúng tên gọi các hợp chất muối.
Công thức gọi tên các loại muối:
Tên muối = Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại thuộc dạng có nhiều hóa trị) + Tên gốc axit
Tên gọi của những gốc axit thông dụng:
- –Cl: clorua
- =S: sunfua
- =SO3: sunfit
- =SO4: sunfat
- =CO3: cacbonat
- ≡PO4: photphat
Một số ví dụ cụ thể:
- Fe(NO3)3: sắt (III) nitrat
- Na2SO4: natri sunfat
- Mg(NO3)2: magie nitrat
Tính chất hoá học của muối
Muối làm đổi màu quỳ tím
Muối có tính axit mạnh hơn sẽ làm quỳ tím hóa đỏ nếu muối có tính bazơ mạnh hơn làm quỳ tím hóa xanh và quỳ tím không đổi màu khi muối đó trung tính.
Muối tác dụng với kim loại
Công thức: Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và axit: muối tạo thành không tan hoặc axit sinh ra là chất dễ bay hơi.
Muối tác dụng với axit
Công thức: Muối + axit → muối mới + axit mới
HCl + 2AgNO3 → AgCl + HNO3
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và axit đó là muối tạo thành không tan hoặc axit sinh ra là chất dễ bay hơi.
Muối tác dụng với bazơ
Công thức: Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới
2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2
Điều kiện: Sau phản ứng có 1 chất không tan
Muối tác dụng với muối
Công thức: Muối + muối → 2 muối mới
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và muối gồm có:
- 2 muối ban đầu phải tan.
- 1 hoặc cả 2 muối tạo thành phải là không tan.
Phản ứng nhiệt phân
Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao
CaCO3 ->CaO + CO2
Phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi là phản ứng trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần hóa học của chúng để tạo ra những hợp chất mới. Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi
2NH4NO3 + BaCl2 → 2NH4Cl + Ba(NO3)2
Tính tan của muối
Độ tan của muối ở trong nước là số gam muối hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Hợp chất |
Tính chất |
Trừ |
Muối liti Li+ Muối natri Na+ Muối kali K+ Muối amoni NH4+ |
Đều tan. |
|
Muối bạc Ag+ |
Không tan (thường gặp AgCl). |
AgNO3, CH3COOAg. |
Muối nitrat NO3- Muối axetat CH3COO- |
Đều tan. |
|
Muối clorua Cl- Muối bromua Br- Muối iotua I- |
Đều tan. |
AgCl: kết tủa trắng AgBr: kết tủa vàng nhạt AgI: kết tủa vàng PbCl2, PbBr2, PbI2. |
Muối sunfat SO42- |
Đều tan. |
BaSO4, CaSO4, PbSO4: trắng Ag2SO4: ít tan |
Muối sunfit SO32- Muối cacbonnat CO32- |
Không tan |
Trừ muối với kim loại kiềm và NH4+ |
Muối sunfua S2- |
Không tan |
Trừ muối với kim loại kiềm, kiềm thổ và NH4+ |
Muối photphat PO43- |
Không tan |
Trừ muối với Na+, K+ và NH4+ |